5 cách kiếm tiền với nghề Social Media Manager tại Việt Nam

Social Media Manager đối với mình giống như là 1 cái nghề “hidden gem” trong lĩnh vực Marketing ở thời điểm hiện tại. Đủ tiềm năng để có được tệp khách hàng lớn nhưng cũng đủ “ngách” để những người mới có thể bắt đầu mà không sợ bị cạnh tranh.

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Social Media Manager đối với mình giống như là 1 cái nghề “hidden gem” trong lĩnh vực Marketing ở thời điểm hiện tại. Đủ tiềm năng để có được tệp khách hàng lớn nhưng cũng đủ “ngách” để những người mới có thể bắt đầu mà không sợ bị cạnh tranh.


Nếu tìm kiếm từ khoá Social Media Manager ở nước ngoài, bạn sẽ thấy đây không phải làm 1 dạng từ khoá hiếm hay mới mẻ. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì đây chỉ mới là một từ khoá “trẻ” và có rất nhiều hướng kiếm tiền, đa số chỉ được biết đến như 1 bộ phận trong khâu Marketing của doanh nghiệp.


Nhưng nếu nhìn rộng theo xu hướng phát triển vượt bậc của mạng xã hội ngày nay, bạn sẽ nhận ra có rất nhiều cách để kiếm được tiền từ nghề Social Media Manager mà thậm chí là bạn hoàn toàn có thể làm việc tự do đối với nghề này mà thậm chí không cần phải vào công ty


Nếu bạn đang thắc mắc, thì đây chính là các cơ hội việc làm của ngành Social Media Manager tại Việt Nam hiện nay:


1. LÀM “IN-HOUSE”


Đây là thuật ngữ chỉ các bộ phận nội bộ của công ty, thường được dùng trong lĩnh vực Marketing chỉ nhưng nhân lực trực thuộc công ty nếu so sánh với các “Agency” tức các công ty truyền thông bên ngoài.


Vị trí Social Media Manager hoặc Social Media Executive “in-house” sẽ đảm nhận các công việc liên quan đến quản lý, lên kế hoạch nội dung và phân tích các dữ liệu liên quan đến mạng xã hội hoặc nhãn hàng thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp đó.


Ở vị trí này thường bạn sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm cho 1 kênh hoặc đa kênh nhưng chỉ của 1 đơn vị duy nhất, và sẽ có được nguồn thu nhập tương tự như các công việc văn phòng khác, với mức lương xấp xỉ ở mức trung bình khoảng trên dưới 10 triệu đồng/tháng tuỳ theo quy mô doanh nghiệp.


2. LÀM AGENCY


“Agency là 1 thuật ngữ phổ biến trong Marketing dùng cho các đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ truyền thông cho doanh nghiệp dưới hình thức “outsource” (thuê ngoài).


Đây là hình thức dành cho các công ty không có bộ phận Marketing hoặc bộ phận không có 1 số các chức năng nhất định như quản lý Social Media, thì sẽ phải dùng đến các Agency.


Trong các Agency này cũng sẽ có các Social Media Manager chịu trách nhiệm hỗ trợ cho các doanh nghiệp khách hàng quản lý các kênh mạng xã hội, đồng nghĩa với việc sẽ phải quản lý kênh cho nhiều nhãn hàng khác nhau.


Ở vị trí này, 1 Social Media Manager cũng sẽ đảm nhiệm các nhiệm vụ tương tự như in-house nhưng với nhiều nhãn hàng, nhiều lĩnh vực và đôi lúc là nhiều phân khúc khác nhau. Tuỳ theo nội dung công việc mà mỗi SMM sẽ đảm nhiệm 1 hay nhiều khách hàng cùng 1 lúc và đương nhiên là mức thu nhập cũng đa dạng hơn.


3. FREELANCER cho khách hàng trong nước


Đây chính là ngách làm việc chính của mình trong suốt hơn 5 năm qua. Freelancer (người làm tự do) hoạt động trong lĩnh vực Social Media có chức năng tương tự như 1 Agency mini, thực hiện hầu hết các nhiệm vụ của các phòng ban từ khâu tìm kiếm khách hàng (sale), quản lý đầu việc (account manager) cho đến chuyên ngành chính là quản lý kênh mạng xã hội (social media manager).


Ưu điểm của việc làm freelance tất nhiên là sự tự do 100% về khâu chọn lọc khách hàng và quy trình công việc, vì bạn sẽ được đứng ở vị thế 1 người cung cấp dịch vụ trọn gói và quản lý được nguồn lực chính là bản thân để đáp ứng được nhu cầu của khách ở quy mô phù hợp.


Và tất nhiên, nguồn thu nhập ở ngách công việc này khá vô chừng và tuỳ thuộc vào khả năng của từng cá nhân. Bạn sẽ phải làm được 1 nhiệm vụ chính là định giá công việc cho chính bản thân mình và thuyết phục khách hàng chọn bạn với khả năng và mức giá đó. Việc này cũng đồng nghĩa với việc nguồn thu nhập sẽ tỉ lệ thuận với kỹ năng của bạn. Vậy nên câu chuyện freelancer kiếm 1000$ mỗi tháng nghe có vẻ khá “giật tít” nhưng lại rất thực tế đối với những người có kỹ năng cao. Và thậm chí mức thu nhập còn có thể cao hơn rất nhiều tuỳ theo chất lượng sản phẩm mang lại cho khách hàng.


4. FREELANCER cho khách hàng nước ngoài


Như mình đã nói, Social Media Manager ở thị trường toàn cầu không phải là 1 nghề quá mới và tiềm năng cũng cực kỳ lớn đối với những ai có khả năng làm việc bằng nhiều ngôn ngữ.


Vì đặc thù công việc được thực hiện 100% online, có rất nhiều khách hàng tiềm kiếm nhân sự ở ngoài biên giới lãnh thổ thông qua rất nhiều công cụ như các trang web riêng về freelance như Upwork, Fiverr… hay tìm kiếm từ các hệ sinh thái nội dung branding của từng social media manager.


Có thể thấy, tiềm năng trong lĩnh vực này khi cạnh tranh trực tiếp tại thị trường quốc tế là thử thách đi kèm với cơ hội gia tăng thu nhập lên cao hơn rất nhiều lần.


5. TỰ LÀM CHỦ


Social Media là đầu ra của rất nhiều ngành hàng và lĩnh vực khác nhau. Thế nên, nếu bạn là 1 Social Media Manager và đang kinh doanh hoặc đang làm chủ 1 doanh nghiệp nào đó, bạn cũng có thể học để quản lý chính các mô hình kinh doanh của chính mình hoặc thậm chí trở thành 1 người hướng dẫn kỹ năng Social Media.


Dịch vụ này rất phổ biến ở thị trường toàn cầu với tên gọi Social Media Coach và cũng là 1 đầu ra vô cùng tiềm năng của ngành nếu bạn có đủ năng lực, kiến thức cũng như kinh nghiệm của mình.


Ngoài các công việc trên đây, sẽ còn các ngách công việc nhỏ hơn liên quan đến Social Media như viết nội dung, thiết kế hình ảnh hoặc chăm sóc khách hàng trên social media mà bạn có thể bắt đầu trên hành trình trở thành 1 Manager mà mình sẽ đề cập trong các bài viết tiếp theo.

ĐẶT CÂU HỎI CHO CHÚNG TÔI

HOẶC ĐẶT LỊCH TƯ VẤN MIỄN PHÍ 30 PHÚT

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Work

NỘI DUNG TRÊN MẠNG XÃ HỘI – Do & Don’t

Có rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan có thể tác động đến 1 chiến dịch quảng bá mà nếu để phân tích rõ ràng cũng sẽ rất khó để tìm ra điểm cụ thể khác biệt nhất. Thế nên, điều quan trọng nhất trong Marketing trên mạng xã hội không phải là đúng ngay từ đầu, mà chính là thử và thử.

xEM THÊM BÀI VIẾT KHÁC