STARTER PACK: 3 ứng dụng cơ bản để bắt đầu trở thành 1 Social Media Manager

Đây là 3 công cụ mà Social Media Manager nào cũng phải biết sử dụng và chính mình vẫn đang sử dụng thường xuyên các công cụ này.

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bữa giờ luyên thuyên nhiều về mấy cái lý thuyết rồi, giờ đã đến lúc nhường chỗ cho 1 bài post thực chiến.

Sau đây là 3 công cụ mà Social Media Manager nào cũng phải biết sử dụng và chính mình vẫn đang sử dụng thường xuyên các công cụ này.

1. META BUSINESS SUITE (Quản lý Facebook, Instagram)

Đã qua lâu lắm rồi cái thời mà đăng bài chỉ cần gõ content và up ảnh. Facebook vừa ra mắt 1 công cụ tổ hợp với độ phức tạp x100 mang tên Meta Business Suite dùng để quản lý toàn bộ các tính năng liên quan đến Facebook, Fanpage và Instagram.

Các tính năng nổi bật mà 1 Social Media Manager thường dùng chính là:

  • Tạo và lên lịch các bài viết trên Fanpage và Instagram
  • Chạy quảng cáo
  • Quản lý tương tác qua hộp thư

Với “thâm niên” hành nghề 5 năm, thi thoảng mình vẫn gặp rất nhiều khó khăn với việc cập nhật thường xuyên các phiên bản quản lý của Facebook, đơn cử như việc chuyển từ sử dụng tính năng Creator Studio – 1 tính năng chuyên dụng cho việc đăng và quản lý nội dung sang dùng Meta Business Suite tích hợp thêm các tính năng như quảng cáo hay hộp thư. 

Đó là chưa nói đến việc hiện tại nếu liên kết tài khoản Instagram với Fanpage thì bạn còn có thể đăng đồng bộ 1 bài đăng trên cả 2 nền tảng với cùng 1 công cụ là Meta Business Suite.

Nghe thì đơn giản nhưng thực hành thì không hề dễ dàng. Ngoài ra, bạn có thể tải ứng dụng Business Suite trên điện thoại để có thể đăng bài và quản lý tương tự mọi lúc mọi nơi, mình thì hay dùng cái này nhất vì nó tiện khi không ngồi trên máy tính.

Ngoài ra, riêng đối với chạy quảng cáo thì Facebook còn sử dụng 1 ứng dụng riêng tên là Ad Manager và cũng có phiên bản riêng trên điện thoại cho tính năng này. Và theo cá nhân mình đánh giá thì phiên bản này dễ sử dụng hơn là trên máy tính.

Nói chung, riêng về Fanpage Facebook và Instagram, 2 công cụ mà bạn chắc chắn phải biết sử dụng là Meta Business Suite và Ad Manager.

2. CANVA (Thiết kế hình ảnh/video)

Hồi xưa khi mới chập chững học cách để tạo 1 tấm ảnh ấn tượng đăng Facebook, mình đã rất lúng túng và đau đầu khi phải sử dụng Photoshop vì độ phức tạp và kỹ thuật của nó cho tới khi mình biết đến Canva.

Đây là một ứng dụng cực kỳ tiện lợi cung cấp tất tần tật mọi thứ liên quan đến phần nhìn và cực kỳ có ích cho dân Social Media. Bạn có thể tìm thấy những mẫu template đăng bài cho Fanpage, Instagram hay thậm chí là Story trên nền tảng này, và với chất lượng cực tốt.

Và không chỉ là hình ảnh mà bạn còn có thể tìm được các mẫu video vô cùng xịn sò để dùng làm story bán hàng trên Instagram, Facebook hoặc thậm chí là 1 video quảng bá trên Fanpage.

Đây còn là công cụ mình dùng để thiết kế các tài liệu như là porfolio (tài liệu tổng hợp các sản phẩm nổi bật) hay file báo giá vô cùng tiện lợi mà còn hết sức chuyên nghiệp.

Đối với các khách hàng lớn cần file thuyết trình xịn xò thì Canva cũng là 1 sự lựa chọn lý tưởng nữa đó.

Nói chung đây là 1 loại công cụ “all in one” vô cùng hữu ích và hơn hết là còn miễn phí, tuy không có nhiều lựa chọn như gói trả phí thế nhưng đối với những người mới bắt đầu thì mình nghĩ cũng tương đối đầy đủ. Và nếu cần đầu tư nhiều hơn thì với mức giá 1tr299/năm cho 1 tài khoản để sử dụng phiên bản pro đầy đủ thì mình nghĩ cũng khá là hợp lý.

3. PINTEREST (Thế giới ý tưởng MIỄN PHÍ)

Trước đây khi mới biết đến Pinterest mình chỉ đơn thuần xem đây là một nơi tập hợp những hình ảnh đẹp mà mình có thể xem hoặc tải về. Thế nhưng, sau này khi dùng nhiều mình mới thấy “sức mạnh” của Pinterest mà ít người để ý.

Đó chính là bạn có thể tìm kiếm ý tưởng cho bất cứ thứ gì trên Canva. Từ những bài post, kể cả nội dung lẫn hình thức, cho đến cách trình bày 1 trang web, hoặc kể cả là thông tin về một lĩnh vực nào đó, tất cả đều có thể được tìm thấy trên Pinterest và lại hoàn toàn miễn phí.

Mình đã từng dùng Pinterest để tìm kiếm ý tưởng thiết kế nên trang web cá nhân ponivibe.com, và hiện đang dùng nó để lên ý tưởng cho các bài viết social media, và thậm chí là 1 số các lĩnh vực khác như học cắm hoa chẳng hạn!

Nói chung là vô cùng hữu ích luôn!

Tất nhiên, ngoài các ứng dụng này ra thì bạn luôn cần các ứng dụng cơ bản hơn nữa như ứng dụng viết bài như MS Word hoặc Google Sheet, hoặc các ứng dụng để theo dõi công việc như Notion hay Trello. 

Sơ sơ là đã gần 10 ứng dụng bạn cần phải học để trở thành 1 Social Media Manager. Tuy nhiên, tin vui thì đây đều là những ứng dụng vể cơ bản là cực kỳ dễ sử dụng và không mất quá nhiều thời gian để thành thạo, chỉ cần 1 chút thời gian và nỗ lực là bạn đã có thể “chinh phục” thành công các ứng dụng này.

Để hướng dẫn chi tiết về các tính năng này thì chắc mình sẽ hẹn lại một bài viết khác, nếu bạn cần biết về bất kỳ điều gì thì có thể comment để mình biết nhé!

ĐẶT CÂU HỎI CHO CHÚNG TÔI

HOẶC ĐẶT LỊCH TƯ VẤN MIỄN PHÍ 30 PHÚT

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Work

NỘI DUNG TRÊN MẠNG XÃ HỘI – Do & Don’t

Có rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan có thể tác động đến 1 chiến dịch quảng bá mà nếu để phân tích rõ ràng cũng sẽ rất khó để tìm ra điểm cụ thể khác biệt nhất. Thế nên, điều quan trọng nhất trong Marketing trên mạng xã hội không phải là đúng ngay từ đầu, mà chính là thử và thử.

xEM THÊM BÀI VIẾT KHÁC